1. Nợ xấu ngân hàng Mirae Asset là gì?
Bằng sự tăng trưởng và phát triển vượt bậc trong lĩnh vực tài chính. Mirae Asset được vinh danh “công ty tài chính tăng trưởng nhanh nhất năm 2017”. Đến nay, ngân hàng đã có mặt tại hầu hết các tỉnh thành lớn nhỏ như Hà Nội, Đà Nẵng, Tp Hồ Chí Minh, Bắc Ninh,…
Vay tín dụng là dịch vụ mũi nhọn khi nhắc đến ngân hàng Mirae Asset. Theo đó, khoản vay giải ngân cho khách hàng có thể lên đến 100 triệu VNĐ. Ngoài ra, ngân hàng hiện còn có nhiều dịch vụ cho vay đa dạng như: vay theo hợp đồng bảo hiểm, vay theo lương, vay theo hóa đơn điện,…
Nguyên nhân nợ xấu Mirae asset
Nhu cầu vay tiêu dùng, vay tín dụng tại Mirae asset ngày càng tăng theo sự tăng trưởng và uy tín của công ty. Theo đó,
tình trạng nợ xấu ngân hàng Mirae asset cũng tăng đáng kể. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ xấu này:
Khách hàng không hiểu rõ về cách tính lãi suất và nghĩa vụ thanh toán khi ký hợp động với Mirae asset.
Khách hàng không cân bằng được các khoản chi phí sinh hoạt khiến mình thiếu hụt nguồn tài chính thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
Khách hàng có khả năng thanh toán nhưng cố ý chậm trả hoặc không muốn trả khoản vay cho ngân hàng.
Khách hàng không theo dõi và quên mất thời hạn thanh toán khi đến hẹn.
Nợ xấu Mirae asset thể hiện ở nhiều mức độ từ ít nghiêm trọng đến mất khả năng thanh toán. Tuy theo thời gian chậm trả mà khách hàng có thể sẽ bị CIC (trung tâm quản lý nợ xấu của ngân hàng nhà nước) ghi nhận nợ xấu ngân hàng Mirae asset.
Nợ xấu nhóm 1
Nợ xấu nhóm 1 là mức độ thấp nhất với thời gian chậm trả ngắn hạn. Khách hàng xuất phát từ những lý do khách hàng hoặc quên thời hạn thanh toán có thể sẽ bị ghi nợ xấu nhóm 1 nếu chậm trả không quá 10 ngày. Sau khi hoàn tất nghĩa vụ thanh toán và nộp phí phạt, bạn sẽ được xóa nợ xấu nhóm 1.
Nợ xấu chú ý
Từ nhóm nợ xấu chú ý (nợ xấu nhóm 2) trở đi, hệ quả do nợ xấu gây ra sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến việc xét duyệt hồ sơ vay tài chính của khách hàng. Khi chậm trả hợp đồng quá 10 ngày trở lên, khách hàng bị chú ý sẽ cần một thời hạn theo dõi nhất định để được xóa nợ xấu nhóm 2.
Nợ xấu nhóm 3,4 và 5
Từ nhóm 3 trở đi, khách hàng được ngân hàng nhà nước xếp vào diện khả năng cao là mất khả năng thanh toán. Cụ thể, khách hàng chậm trả từ 30 ngày trở lên sẽ xếp vào nhóm 3, 90 ngày trở lên là nhóm 4 và trên 365 ngày là nhóm 5.
Nợ xấu ngân hàng Mirae Asset là gì?
2. Cách kiểm tra nợ xấu tại Mirae Asset
Để xác định liệu bạn có bị nợ xấu hay không, bạn có thể thực hiện kiểm tra theo các phương thức dưới đây:
Tự mình tra cứu:
Cách đơn giản nhất là tự kiểm tra bằng cách tính toán và xem xét các khoản trả góp hàng tháng đã thanh toán trước đó, đồng thời kiểm tra số ngày trả chậm. Sau đó, bạn có thể so sánh với Công ty Thông tin Tín dụng (CIC) để có kết quả chính xác nhất.
• Nợ nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): Số ngày trả chậm từ 1 – dưới 10 ngày.
• Nợ xấu nhóm 2 (Nợ cần chú ý): Số ngày trả chậm từ 10 – dưới 30 ngày.
• Nợ xấu nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): Số ngày trả chậm từ 30 – dưới 90 ngày.
• Nợ xấu nhóm 4 (Nợ nghi ngờ): Số ngày trả chậm từ 90 – dưới 365 ngày.
• Nợ xấu nhóm 5 (Nợ có khả năng bị mất vốn): Người vay không thanh toán các khoản nợ đến hạn trên 365 ngày.
Sử dụng app ngân hàng
Thực tế, trên ứng dụng ngân hàng, không có tùy chọn để tra cứu Công ty Thông tin Tín dụng (CIC) trực tiếp, vì vậy bạn không thể sử dụng phương pháp này để kiểm tra trực tiếp. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng ứng dụng ngân hàng để gửi hồ sơ vay tiền trực tuyến. Nếu ngân hàng vẫn chấp nhận và hỗ trợ bạn với khoản vay, điều này có thể cho thấy bạn không nằm trong danh sách nợ xấu, và ngược lại.
Tra cứu CIC online
CIC, viết tắt của Credit Information Center, có nghĩa là Trung tâm Thông tin Tín dụng, là cơ quan quản lý nợ xấu của tất cả các ngân hàng và công ty tài chính hoạt động tại Việt Nam.
Để kiểm tra thông tin nợ xấu một cách chính xác, bạn chỉ cần truy cập CIC thông qua ứng dụng hoặc trực tiếp trên trang web của CIC. Sau đó, bạn đăng ký tài khoản người dùng và đợi hệ thống cấp tài khoản cho bạn. Tiếp theo, bạn chọn mục tra cứu và gửi yêu cầu.
3. Nợ xấu ngân hàng Mirae Asset có xóa được không?
vậy, bạn có biết mình đang nợ xấu nhóm mấy tại MAFC! Vì nếu bạn biết chính xác, bạn có thể tính nhẩm nhanh thời điểm hệ thống CIC sẽ gỡ nợ xấu Mirae asset xuống và bạn có thể thoải mái đi vay vốn, mua trả góp và mở thẻ tín dụng liền.
- Tuy nhiên, trong trường hợp bạn không biết mình đang nằm trong nhóm nào! Sau đây là một số cách gợi ý giúp bạn có thể đoán với tỷ lệ chính xác rất cao, từ đó có thể biết rõ thời điểm nợ xấu ngân hàng Mirae Asset nha.
- Nợ xấu nhóm 2.
- Tổng số ngày bạn chậm thanh toán trên 10 ngày (áp dụng kỳ trả góp nào có số ngày trễ hạn nhiều nhất).
- Bạn sẽ nằm trong nợ xấu nhóm 2 và quy định để xóa nợ xấu Mirae asset là 12 tháng kể từ ngày bạn tất toán khoản vay hoặc thanh toán đến kỳ góp cuối cùng.
- Nợ xấu nhóm 3,4 và 5.
- Sở dĩ Gocnhintaichinh tóm gọn 3 nhóm nợ này lại thành một bởi vì các nhóm này có một đặc điểm chung, đó chính là thời gian xóa nợ xấu ra khỏi hệ thống tín dụng(CIC) sẽ là 5 năm.
- Chi tiết hơn, bạn phải thực hiện đóng hết khoản vay tại công ty tài chính Mirae asset và chờ đến khi nợ xấu xoá khỏi hệ thống là 5 năm đối với nợ xấu nhóm 3 cho đến nợ xấu nhóm 5
4. Hướng dẫn cách xóa nợ xấu ngân hàng Mirae Asset
Về cơ bản, khách hàng sẽ cần hoàn tất nghĩa vụ thanh toán hợp đồng và đóng khoản phí phạt chậm trả để được xét xóa nợ xấu ngân hàng Mirae asset. Ngoài ra, với những hồ sơ nợ xấu từ chú ý (nhóm 2) trở lên sẽ cần có thời gian theo dõi nhất định để được xóa nợ xấu hoàn toàn. Theo đó:
Nhóm nợ chú ý: 12 tháng;
Nhóm nợ 3,4,5: 5 năm.
Trong thời gian theo dõi này, hầu như tất cả các ngân hàng hoặc công ty tài chính đều sẽ không xét duyệt hồ sơ xin vay của bạn. Do đó, bạn nên chủ động thực hiện nghĩa vụ thanh toán để không bị ghi danh nợ xấu và ảnh hưởng đến quá trình xin vay sau này.
Hướng dẫn cách xóa nợ xấu ngân hàng Mirae Asset
5. Các bước xóa nợ xấu ngân hàng Mirae Asset
Hiện nay thì nhu cầu vay tín dụng phải nói tới là rất được quan tâm trong số đó việc vay CIC đây chính là viết tắt của trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam là tổ chức sự nghiệp công lập trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, thực hiện chức năng đăng ký tín dụng quốc gia, thu nhận, xử lý, lưu trữ, phân tích thông tin tín dụng va trung tâm tín dụng này có thể phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng cũng như thực hiện chấm điểm, xếp hạng tín dụng pháp nhân và thể nhân trên lãnh thổ Việt Nam phục vụ cho yêu cầu quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước và cung ứng sản phẩm dịch vụ thông tin tín dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và pháp luật.
Khi một khách hàng đăng kí một khoản vay bất kỳ trong các nhóm vay tín chấp, vay thế chấp, mua nhà trả góp… hệ thống tín dụng của ngân hàng đó sẽ cập nhật thông tin của khách hàng lên hệ thống CIC để ngân hàng Nhà nước có thể quản lý. Nhờ có hệ thống CIC, Ngân hàng Nhà nước nói chung và các Ngân hàng đơn vị có thể quản lý các hoạt động nợ của đất nước và đánh giá uy tín tín dụng của mọi khách hàng.
Khách hàng có nhu cầu đăng ký khoản vay, bên ngân hàng sẽ dựa vào CIC để kiểm tra thông tin, đảm bảo lịch sử vay của người đi vay là đảm bảo và không có nợ xấu tồn đọng trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.
Khi khách hàng vay ở ngân hàng khác nhưng quá hạn hay vi một lí do nào đó dẫn tới nợ xấu cụ thể khoản vay này đã quá hạn trên 90 ngày tính kể từ ngày bắt đầu đến hạn trả. Khi bị nợ xấu khách hàng không thể để vay vốn ngân hàng. Mặt khác, các khoản vay cũng không thể được xóa ngay lập tức mà còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.
Hay có thể hiểu nợ xấu (còn gọi là nợ khó đòi) là những khoản nợ quá hạn trả lãi/trả gốc trên 90 ngày. Căn cứ vào những thông tin mà các ngân hàng, tổ chức tín dụng cung cấp cho CIC (*) mà sẽ phân loại khách hàng vào các nhóm nợ phù hợp. Nợ xấu được xác định theo 2 yếu tố phổ biến là: nợ đã quá hạn trên 90 ngày, khả năng trả nợ đáng lo ngại (trễ hạn, liên tục trễ hạn,…)
Trường hợp 1: Nợ xấu do khách hàng chậm trả nợ gốc, lãi.
Nếu như muốn biêt khách hàng có tồn tại nợ xấu không thì khách hàng cần kiểm tra thông tin rõ tình trạng nợ xấu trên CIC để biết rõ số tiền đang nợ và nhóm nợ. Tiếp đó, liên hệ với ngân hàng cho vay để tổng hợp toàn bộ khoản gốc, lãi phải thanh toán và nộp tiền thanh toán.
Lưu ý: Khách hàng cần lưu giữ các chứng từ và ghi rõ ngày giờ thanh toán.
Trường hợp 2: Nợ xấu do lỗi của Ngân hàng hoặc lỗi của Trung tâm thông tin tín dụng CIC
Muốn biết khách hàng có tồn tại nợ xấu không khách hàng cần kiểm tra thông tin rõ tình trạng nợ xấu trên CIC để biết rõ số tiền đang nợ và nhóm nợ. Tiếp đó, cần làm công văn gửi Ngân hàng hoặc CIC để khiếu nại xóa nợ xấu trên CIC. Sau khi ngân hàng hoặc CIC phản hồi, khách hàng cần kiểm tra lại CIC để đảm bảo thông tin đã được cập nhật chính xác.
6. Cách vay ngân hàng Mirae Asset khi đang bị nợ xấu
Như đã được phân tích ở trên, khách hàng có nợ xấu ở nhóm 1 và nhóm 2 vẫn có cơ hội được xem xét để nhận hỗ trợ vay vốn từ Mirae Asset. Tuy nhiên, khi đăng ký vay tiền Mirae Asset trong tình trạng nợ xấu, trước hết, bạn cần thanh toán đầy đủ số nợ cũ của mình. Sau đó, bạn có thể thực hiện theo các hướng dẫn sau:
Điều kiện:
• Độ tuổi từ 20 đến 60 tuổi.
• Thu nhập ổn định từ 3 triệu/tháng trở lên.
• Cung cấp đầy đủ giấy tờ bao gồm CMND/CCCD và các giấy tờ khác.
• Cung cấp một trong các loại giấy tờ như Hợp đồng bảo hiểm, hóa đơn điện nước, hóa đơn di động.
Thủ tục:
• Sau khi thanh toán hết nợ cũ và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, bạn có thể đăng ký vay theo các cách sau:
o Cách 1: Truy cập trực tiếp trang chủ của Mirae Asset và đăng ký vay vốn.
o Cách 2: Đăng ký qua tổng đài Mirae Asset: 028 7300 7777.
• Sau khi đăng ký, bạn sẽ phải đợi phía Mirae Asset thẩm định và xét duyệt trong khoảng 2-3 ngày làm việc.
Hệ thống CIC sẽ tiếp nhận yêu cầu và gửi kết quả nợ xấu về cho bạn. Phương pháp tra cứu này hoàn toàn miễn phí, tuy nhiên, thông tin tra cứu có hạn. Bạn chỉ sẽ biết xem mình có nằm trong danh sách nợ xấu hay không, nhưng không biết được nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ xấu.